Những Bộ bài làm mưa làm gió tại Blizzcon NA ngày đầu tiên
Bộ bài nào được game thủ ưa chuộng tại Blizzcon ngày đầu tiên và cũng thể hiện được sự hiệu quả?
Cùng trang tin game Game4V điểm qua những bộ bài làm mưa làm gió tại Blizzcon NA ngày đầu tiên.
Nội dung
Frost Mage của đội Tempo Storm(thắng 7 trong 8 trận được sử dụng)
Các Bộ bài của Mage đang dần trở thành một hiện tượng trong đấu trường Hearthstone hiện nay. Đặc biệt là sau phiên bản Naxxramas được tung ra, nhiều người chơi và nhiều cao thủ như Hyped của đội Tempo Storm đã sử dụng Mage theo xu hướng nghiêng dần về cuối trận: chủ động chơi cầm chừng đến khi tích đủ bài để có thể thổi bay đối thủ của mình trong một hoặc hai lượt.
Ban đầu, những Bộ bài Mage xây dựng từ Naxxramas thường dựa nhiều vào các lá bài Secret (cạm bẫy). Bộ bài kiểu này thường xoay quanh combo bài Duplicate kết hợp với những quân lính có giá trị cao như Twilight Drake hay Sludge Belcher. Bộ bài này được xây dựng để chống lại các bộ bài kiểm soát thông thường mà thôi.
Sau đó, Hyped đã quay trở về với xu hướng cũ của Mage và kết hợp với những lá bài Naxxramas để tạo thành Bộ bài “Miants Gage” – một cách nói lái của Giants Mage. Bộ bài này vẫn được xây dựng từ nền tảng các lá bài Secret nhưng được bổ sung thêm 2 lá Molten Giants để có khả năng kiểm soát lại bàn đấu ở giai đoạn giữa trận – đây là khoảng thời gian, Mage thường bị rút máu nhiều nhất.
Và tại ngày thi đấu đầu tiên của Blizzcon NA, Hyped và TidesofTime của đội Tempo Storm đã đem đến giải đấu một cách xây dựng bộ bài hoàn toàn mới bằng Mage. Bộ bài này trở lại với nguyên bản ban đầu với những lá bài tạo hiệu ứng Frost như Frost Nova, Cone of Cold hay Blizzard để câu giờ và chờ combo Alexstrassza + Fireball từ Archmage Antonidas.
Trong bộ bài Mage được sử dụng tại Blizzcon lần này lại không hề thấy sự xuất hiện của Molten Giants hay Duplicates. Hai lá bài này đã được thay thế bằng Ice Barrier và Ice Block để câu giờ. Còn những lá bài phép thuật loại bỏ, gây sát thương trực tiếp hoặc những quân lính quen thuộc của bộ bài kiểm soát này (Doom Sayer, Acolyte of Pain,…).
Cuối cùng, những bộ bài mà Hyped và Tidesoftime sử dụng đã có thay đổi ít nhiều. ToT đã dùng Pyroblast còn Hyped thì không. Cùng với việc ToT chỉ dùng Mage 2 lần tại Blizzcon, khá khó để chúng ta có thể biết được anh ta đã thay Pyroblast bằng lá bài nào, nhưng chúng ta có thể đoán được rằng anh ta đã bỏ Cone of Cold hoặc Acolyte of Pain khi mà những lá bài khác có vẻ quan trọng hơn.
Shaman double Doom Hammer của Chakki (thắng 3 trong 4 trận sử dụng)
Chakki vốn được biết đến là một cao thủ về việc sử dụng các bộ bài tấn công mạnh mẽ, và bộ bài Shaman trong giải đấu lần này là một minh chứng điển hình.
Nhìn sơ qua, bộ bài này có vẻ giống với một bộ Mid – Range Shaman. Một bộ bài khá mạnh ở giai đoạn đầu game với 2 Undertaker và 2 Haunted Creeper, đồng thời hỗ trợ thêm tất cả những lá bài phép loại bỏ 1 mana của Shaman. Bộ bài này cũng có đủ Hex, Fire Elemental và Feral Spirits – những lá bài luôn hiệu quả với mọi bộ bài của Shaman.
Xem xét một cách toàn diện thì bộ bài này chỉ thay đổi so với các bộ mid-range Shaman khác ở 2 lá Doom Hammer và 2 lá Lava Burst.
Dùng cả 2 lá Doom Hammer có những lợi thế khá lớn cho Bộ bài này. 2 lá bài vũ khí đem lại tổng cộng 32 sát thương (2 sát thương mỗi phát đánh và được đánh 2 lần mỗi lượt). Điều này sẽ giúp Chakki có thể tấn công trực tiếp vào đối thủ hoặc dọn dẹp quân lính. Doom Hammer cũng kết hợp rất tốt với Rockbiter Weapon khi có thể gây ra 10 damage trong 1 lượt. 2 lá Doom Hammer cũng giúp Chakki thoải mái hơn trong việc dọn dẹp quân lính của đối phương thay vì tấn công trực tiếp hero, vì anh ta biết rằng vẫn còn 1 lá Doom Hammer khác đang chờ được rút.
Ngoài ra, Lava Burst cũng là công cụ hiệu quả để kiểm soát bàn đấu. 5 sát thương chỉ với 3 mana trong lượt sử dụng (dù phải bù 2 mana trong lượt sau) cũng giúp Shaman chống được những quân lính được gọi ra ở lượt 3 hoặc 4 nhờ Innervate hoặc The Coin như Chillwind Yeti hoặc giảm bớt sức ép khi đối phương gọi ra Sludge Belcher hay Cairne Bloodhoof. Chưa kể, 5 sát thương chỉ với 3 mana trong một lượt cũng có thể kết hợp với các lá bài khác để hạ gục sớm đối thủ.
Ramp Druid của Deerjason (thắng trong cả 6 trận được chọn)
Tại Blizzcon NA lần này, chúng ta có thể thấy chiến thuật với Druid đã thay đổi tương đối. Hầu hết người chơi thích chọn một bộ bài Druid có khả năng kiểm soát từ sớm như Token hoặc Mid – Rnge hơn và chỉ có một vài người chơi muốn dùng Ramp. Nhưng nổi bật nhất trong số Druid lần này, chúng ta không thể không kể đến Deerjason.
Deerjason tại giải đấu lần này liên tục làm khán giả bất ngờ. Với 2 chiến thắng tuyệt đối sau 2 trận với tổng tỉ số của các ván là 6-1, đặc biệt là chiến thắng 3-1 trước người chơi được xếp hạng hàng đầu thế giới là TidesofTime. Chính nhờ vào phong độ này đã giúp anh giành được ngôi vị đầu bảng D.
Vậy bộ bài Ramp Druid của Deerjason có gì khác biệt? Nếu nói là khác biệt thì cũng không hẳn bởi Deerjason vẫn sử dụng các quân lính to khoẻ về cuối trận, những lá bài Taunt và bồi thêm Swipe để dọn lính. Lá bài khác biệt quyết định chiến thắng của Deerjason chính là Healing Touch – giúp anh sống sót qua 2 lần tưởng chừng như đã thua, đặc biệt là khi phải đối đầu với Frost Mage của TidesofTime với những pha Fireball của Antonidas.
BlizzCon NA sẽ được tiếp tục vào hôm nay với những trận cuối cùng của vòng bảng để quyết định các suất vào tứ kết.