Nhìn lại 2014: 6 xu hướng chính của làng game Trung Quốc
Nội dung
- 1. Hôm nay, mời bạn đọc cùng Game4V cùng điểm lại những xu hướng chính ảnh hưởng to lớn đến làng game Trung Quốc năm qua.
- 2. Thị trường game mobile tăng trưởng mạnh
- 3. Chính thức mở cửa cho consoles
- 4. eSport càng ngày càng lớn mạnh hơn
- 5. Streaming kết hợp với thương mại điện tử
- 6. Công nghệ VR có tiềm năng phát triển mạnh
- 7. Những tựa game nổi tiếng phá bỏ khuôn mẫu
- 8. >>> Yahoo! đóng cửa văn phòng đại diện tại Việt Nam: Bài học cho các doanh nghiệp Việt!
Hôm nay, mời bạn đọc cùng Game4V cùng điểm lại những xu hướng chính ảnh hưởng to lớn đến làng game Trung Quốc năm qua.
Năm vừa qua, thị trường game Trung Quốc đã có những bước chuyển mình to lớn với hàng loạt những xu hướng mới được hình thành.
Thị trường game mobile tăng trưởng mạnh
Thị trường game mobile Trung Quốc lại tiếp tục tăng trong năm 2014 này, tuy rằng sức tăng cũng chưa đáng kể. Con số này đạt mức 78.9% trong quí 3 năm nay, tăng nhẹ so với cùng kì năm ngoái, nhưng lại thấp hơn các quí trước tuy không nhiều. Đây vẫn có thể coi là sự tăng trưởng đáng kể của thị trường game mobile, và chắc chắn thị trường này sẽ còn phát triển hơn nữa.
Tuy thị trường smatphone tăng trưởng mạnh mẽ cùng nguồn lợi dồi dào đến từ game mobile (game chiếm đa số các app trên di động của Trung Quốc), nhưng 2014 vẫn chưa đánh dấu được sự lên ngôi của game mobile tại thị trường game Trung Quốc. Phần lớn, khoảng 92%, các nhà làm game mobile tại Trung Quốc bị thua lỗ trong năm nay. Và cho dù số lượng người dùng smartphone tại đây nhiều hơn gấp đôi số lượng người dùng PC nhưng lợi tức đến từ PC game vẫn hạ gục mobile game một cách ngoạn mục.
Chính thức mở cửa cho consoles
Việc Xbox One được chính thức bán công khai tại Trung Quốc năm qua đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của nước này khi gỡ bỏ lệnh cấm consoles tại nước này. PS4 hiện chưa được chính thức bán tại đây mà phải chờ tới năm sau, nhưng những quảng cáo, lịch ra mắt,… đều đã được hoàn thành. Cuối cùng thì consoles cũng được phép thâm nhập vào thị trường giàu tiềm năng sở hữu hơn 100 triệu game thủ này.
Đáng tiếc rằng không mấy game thủ mặn mà với consoles cho lắm, đặc biệt là với những tính năng khiến họ bị hạn chế, điển hình như việc giới hạn khu vực. Xbox One này nay cũng mới chỉ cho ra mắt thử nghiệm 100,000 máy tại thị trường này. Hiện vẫn chưa có phản hồi gì từ phía Microsoft, nhưng dường như việc giảm giá $80 vẫn chưa khiến người dùng cảm hào hứng cho lắm. Consoles hiện đã thâm nhập thành công vào Trung Quốc, nhưng họ nào đâu ngờ rằng đại đa số các gamer tại đây chỉ trung thành với chiếc PC của họ mà thôi.
eSport càng ngày càng lớn mạnh hơn
2014 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của eSport tại Trung Quốc. Giá trị chuyền nhượng của các game thủ trong các giải đấu lớn liên tục tăng. Và Trung Quốc cũng đã dành được khá nhiều thành tựu trong các giải đấu lớn, điển hình như việc họ thống trị giải đấu The International, giải đấu thường niên dành cho game thủ Dota2, năm nay.
Tuy vậy, tại chính tựa game được ưa chuộng nhất trong nước là League of Legends, họ lại khiến người xem thất vọng. Trong 2 năm liền, đội tuyển của Trung Quốc đã để thua Hàn Quốc tuyệt đối trong những trận chung kết. Sau giải đấu, tội tuyển của xứ sở gấu trúc đã bỏ ra những món tiền khổng lồ để chiêu mộ những nhân tài Hàn Quốc, kể cả trong giải đấu năm nay.
Streaming kết hợp với thương mại điện tử
Kết nối trực tiếp qua hệ thống Streaming hiện đang là xu hướng toàn cầu, và dường như Trung Quốc đang đi một mình một đường. Kể từ khi mà chúng ta vẫn còn đang tự hỏi rằng tại sao người ta lại muốn đi ngồi ngắm một người đang chơi game cho tới nay thì các streamer Trung Quốc đã đạt mốc cả triệu lượt người xem. Nhưng năm nay có một xu hướng khá kì lạ diễn ra tại đây, khi mà các streamer kết hợp với thương mại điện tử.
Có rất nhiều các streamer nổi tiếng được phép mở những cửa hàng trên Taobao để rao báo bất cứ thứ gì, kể cả một gói snack ngon lành, cho những người đang theo dõi họ chơi game. Streaming dường như đã phủ rộng toàn cầu, nhưng đối các game thủ Tây phương, họ bán lượng theo dõi và thu thập các vật phẩm được tặng, còn riêng tại Trung Quốc, các gamer làm giàu bằng cách bán bánh.
Đối với các game thủ kì cựu thì đây cũng có thể coi là một hướng phát triển sáng lạn dành cho họ. Theo báo cáo thì game thủ Misaya, một pro trong làng LoL, đã kiếm được hơn 1.5 triệu USD trong năm qua nhờ bán đồ trên shop của mình. Nhưng chỉ những game thủ nổi tiếng với số lương view lớn mới có thể đạt được những con số như thế này.
Công nghệ VR có tiềm năng phát triển mạnh
Vài năm qua, Oculus Rift dường như vẫn chưa có được thành quả nào đáng chú ý, nhưng trong năm nay, Trung Quốc đã khiến thiết bị thực tế ảo này đạt được những bước tiến đáng kể. ANTVR, thiết bị mô phỏng được kết hợp với Oculus, mới đây vừa cho ra mắt những thành quả đầu tiên của mình qua đợt Kickstarter. Nhưng đó cũng mới chỉ là những gì ban đầu, và nhà sản xuất vẫn còn cả một thời gian dài để phát triển hoàn thiện.
Cũng giống như Oculus Rift, hiện tại dự án này vẫn chưa cho ra mắt được sản phẩm mang tính đắt giá nào cả. Hiện tại bản mẫu cũng đã được hoàn thiện, nhưng có rất ít những phần mềm có thể chạy được trên hệ thống thiết bị mới này. Tuy có nhiều hứa hẹn trong lĩnh vực VR này, nhưng người chơi cũng sẽ phải đợi một thời gian dài nữa mới có thể chính thức chạm tay vào sản phẩm hoàn thiện.
Những tựa game nổi tiếng phá bỏ khuôn mẫu

Guild Wars 2 và số lượng bán ra khổng lồ tại Trung Quốc dường như đang đi ngược lại định kiến tại thị trường này.
Giới phân tích đã từng nhận định rằng bạn sẽ không thể kiếm tiền tại thị trường game Trung Quốc nếu như bạn không phải là một freemium game (tựa game được phép tải và chơi miễn phí, nhưng vật phẩm trong game lại tính bằng tiền thật) hoặc bạn là Blizzard. Trước đây không có nhiều công ty như Blizzard tại thị trường này và ít có tựa game nào được yêu mến như World of Warcraft có những bước tiến ổn định, nhưng khi các công ty nước ngoài ồ ạt thâm nhập vào thị trường Trung Quốc thì điều này đã dần thay đổi, cùng với việc các tựa game miễn phí nước ngoài với hi vọng sẽ thu hút được sụ chú ý của game thủ tại đây.
Nhưng dường như trong năm nay, những tựa game nước ngoài đã phá vỡ khuôn mẫu đó và thu về những thành công đáng kể. Điển hình như Guild Wars 2, một tựa game ra mắt tại Trung Quốc với phương thức trả tiền trước giống ở những nơi khác, đã bán được hơn 500,000 bản. Final Fantasy XIV, cũng là một tựa game nước ngoài được ra mắt tại đây, cho lưu hành hệ thống tiền tệ của riêng mình để chi trả cho những dịch vụ của mình. Có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài chuyển hướng qua freemium và gặt hái được thành công tại đây.
Nhưng dù có nói gì đi chăng nữa thì những tựa game miễn phí vẫn độc bá tại thị trường game Trung Quốc. League of Legends, CrossFire, và Dungeon & Fighter là 3 tựa game nổi tiếng nhất trong năm qua tại thị trường này, và tất cả chúng đều là những tựa game free-to-play. Và ngoài ra, chúng còn một điểm chung nữa là đều được phát hành bởi ông trùm game Trung Quốc: Tencent.
>>> Yahoo! đóng cửa văn phòng đại diện tại Việt Nam: Bài học cho các doanh nghiệp Việt!