Làng game Việt tương lai có kiểm soát được hoạt động của Google Play?
Vụ việc hành động gian dối của một vài công ty làm dịch vụ CPs (kéo User) được phanh thui trong khoảng thời gian gần đây có thể nói là hồi chuông cảnh báo sớm đối với các Nhà phát hành game mobile tại làng game Việt.
Dẫu biết tính chất của sự việc nhiều công ty làm dịch vụ CPs làm clone mạo danh thương hiệu game lớn nhằm lừa đảo người chơi, kéo user về cho game bé chỉ mới diễn ra trên hệ thống phân phối ứng dụng Google Play. Nhưng hậu quả nó tạo ra lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự uy tín và mối quan hệ giữa các công ty phát hành trong ngành game Việt. Anh Phan Huy Phúc – một chuyên viên thị trường làm việc trong ngành game đã lên tiếng đánh giá tổng quan về vấn đề:
“Google Play từ lâu đã trở thành cổng phân phối ứng dụng quen thuộc đối với người dùng Smartphone chạy hệ điều hành Android tại Việt Nam. Đây cũng là điểm đến quen thuộc với một số Startup mobile làm game Indie cũng như nhiều công ty phát hành game mobile Việt, quả thực Google Play rất hiệu quả trong việc giúp phân phối sản phẩm của các công ty tới tay người tìm kiếm ứng dụng.
Tuy nhiên do khâu kiểm định nội dung ứng dụng chưa thực sự hiệu quả nên đôi khi sức mạnh mạng lưới của Google Play lại trở thành mối nguy hại tiềm tàng cho những người có thói quen tải về ứng dụng từ cổng này. Với cách thức đăng ký tài khoản trên cổng Google Play khá đơn giản (tương tự như các bước đăng ký tài khoản sử dụng Gmail), thời gian kiểm duyệt ứng dụng được đăng tải không quá 1 ngày. Nhiều người đã nghĩ cổng Google Play được quản lý bởi các cơ quan ban ngành Việt Nam nên vô tư sử dụng sản phẩm đăng tải trên cổng này..”
Có rất nhiều loại ứng dụng với thông tin tác giả, công ty phát hành không rõ nguồn gốc rất có thể đã được cài sẵn mã độc, chờ nạn nhân là người dùng tải về.
Nhưng trên thực tế, tính chất của cổng phân phối App này cũng không khác mạng xã hội Facebook, khi tham gia vào nó là vô vàn tài khoản người dùng đếntừ các nước quốc tế. Theo thống kê từ Dir Restorer thì mỗi ngày có hơn 400.000 ứng dụng không giấy phép phát hành, không đăng ký bản quyền và thậm chí bị gắn mã độc được đề xuất đăng lên Google Play, trong đó sẽ có khoảng 5-10% lượng ứng dụng vượt mặt Bouncer – hệ thống rà soát của Google Play để tới tay người sử dụng tải về. Làng game việt Làng game việt Làng game việt Làng game việt Làng game việt Làng game việt
Bên cạnh đó hoạt động đăng tải ứng dụng của mỗi tài khoản đối với Google Play cũng chỉ đang trong giai đoạn một cửa “Đăng dễ – gỡ khó”, ví dụ như sự việc vừa qua xảy đến với nhà phát hành MCCorp tại Việt Nam, dù đã cố hết sức để gỡ bỏ đi clone mạo danh (được tạo ra bởi đơn vị làm dịch vụ CPs gian dối) nhưng chuyện gỡ bỏ ứng dụng này khỏi hệ thống Google Play cũng không thể một sớm một chiều. Làng game việt Làng game việt Làng game việt Làng game việt
Cổng cung cấp ứng dụng Google Play vẫn chỉ đang hoạt động theo quy chế “một cửa” đối với người dùng.
Theo quy trình một cửa của Google Play, người dùng khi muốn gỡ bỏ ứng dụng sẽ phải gửi thông báo yêu cầu tới hệ thống và chờ hệ thống giải quyết, thông thường quy trình này sẽ kéo dài khoảng 1-3 ngày, thậm chí cả tuần. Chưa kể trong thời gian chờ xử lý, ứng dụng bị kiến nghị vẫn có thể hoạt động và cho phép người dùng tải về máy bình thường.
Cùng với khâu kiểm duyệt nội dung sơ sài, quy trình hoạt động được đánh giá khá “quan liêu” của cổng phân phối ứng dụng Google Play, dĩ nhiên trong tương lai sẽ không dễ gì các công ty phát hành game Việt an tâm đưa sản phẩm của họ phân phối thông qua kênh này. Vậy việc tạo lập cổng phân phối ứng dụng Android riêng cho người Việt, do người Việt kiểm soát quản lý, trong tương lai liệu đó có phải hướng đi thích hợp cho ngành game mobile Việt Nam?
Tại thị trường game mobile Việt, nói về những cổng phân phối ứng dụng Smartphone do chính tay người Việt phát triển và quản lý thì ta sẽ có những cái tên nổi bật như: 365App, Appota, AppstoreVN, QPlay.. Nhưng theo quan sát, ngoài cổng 365App của Zing và Appota thì rất ít những công ty lập nên hệ thống phân phối này chịu bỏ công đầu tư, săn sóc kỹ lưỡng với sản phẩm cổng phân phối của họ.
Ông Đỗ Tuấn Anh – Founder của công ty Appota từng đưa ra nhận định rằng: – Mô hình của nhiều cổng phân phối App tại Việt Nam tuy có sự thành lập đúng mục đích nhưng hướng đi của họ lại quá hạn chế, rất khó để trở thành một sản phẩm Việt mang tính chất toàn cầu.
Tương lai Google Play sẽ khó có khả năng “thống trị” được hệ thống phân phối ứng dụng Smartphone tại thị trường Việt
Nhận định từ Founder của Appota có thể đã gợi ý hướng đi đúng đắn cho các công ty muốn phát triển cổng phân phối App tại Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể rút ra bài học từ sự thống trị của Facebook đối với mạng xã hội Việt Nam từ năm 2009 tới thời điểm hiện tại. Một hệ thống phân phối ứng dụng di động được người Việt tạo dựng và quản lý, nếu được gia nhập thị trường quốc tế thì sẽ là một điều rất đáng mừng.